Hương phụ
Củ gấu hay cỏ gấu, cỏ gấu vườn, cỏ cú, hương phụ (danh pháp hai phần: Cyperus rotundus L)
Thông tin cơ bản
Củ gấu hay cỏ gấu, cỏ gấu vườn, cỏ cú, hương phụ (danh pháp hai phần: Cyperus rotundus L) là loài thực vật thuộc họ Cói, bản địa của châu Phi, Nam Âu, Trung Âu và Nam Á. Từ cyperus xuất phát từ tiếng Hy Lạp “κύπερος” (kuperos)[1] và rotundus là tiếng Latin, đều có nghĩa là “tròn”. Cyperus rotundus là loài cây sống lâu năm, có thể mọc cao tới 40 cm. Tên gọi “cỏ gấu” cũng chia sẻ với Cyperus esculentus (cói gấu tầu hay cỏ gấu tầu).
Nhận dạng
Giống như các loài khác trong họ Cyperaceae, lá của nó mọc thành nhiều tầng, gồm 3 lá mỗi tầng từ gốc cây. Đoạn thân mang hoa có tiết diện hình tam giác. Hoa lưỡng tính có 3 nhị và một lá noãn với 3 đầu nhụy. Quả là dạng quả bế ba góc.
Hệ rễ của cỏ gấu non ban đầu hình thành từ các thân rễ màu trắng to mập. Một số thân rễ mọc ngược lên trên mặt đất, sau đó hình thành cấu trúc giống như hành mà từ đó các chồi và rễ mới hình thành, và từ các rễ mới lại hình thành ra các thân rễ mới. Các thân rễ khác mọc ngang hay chui xuống dưới và tạo ra các củ màu nâu đỏ sẫm hay một chuỗi các củ.
Phân bố
Cỏ gấu mọc hoang trên khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường, ven biển. Tại những nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Indonesia có mọc nhiều loại cây này.
Cây Thuôc Nam Khác
Bài thuốc trị Tiểu Đường
Kỳ 1: Thảo dược núi rừng giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường...
Kỳ 2: Bật mí cách hái thuốc “đánh tan” bệnh tiểu đường của người Dao
Kỳ 3: Truyền nhân duy nhất của người Dao tiết lộ y lý 4 bước...
Kỳ 4: Truyền nhân duy nhất của người Dao tiết lộ y lý 4 bước...
Kỳ 5: Vì sao người lao động nghèo lại đổ xô tìm “thần y núi...
Kỳ 6: Cụ bà U66 thoát khỏi bệnh tiểu đường nhờ lời khuyên… “tìm gặp...
HÌNH ẢNH








Thăm dò bệnh nhân
Thuốc Nam có gây phản ứng phụ?