Ngải cứu
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris L.
Thông tin cơ bản
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.
Nhận dạng
Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 – 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
Phân bố
Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn.
Cây Thuôc Nam Khác
Bài thuốc trị Tiểu Đường
Kỳ 1: Thảo dược núi rừng giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường...
Kỳ 2: Bật mí cách hái thuốc “đánh tan” bệnh tiểu đường của người Dao
Kỳ 3: Truyền nhân duy nhất của người Dao tiết lộ y lý 4 bước...
Kỳ 4: Truyền nhân duy nhất của người Dao tiết lộ y lý 4 bước...
Kỳ 5: Vì sao người lao động nghèo lại đổ xô tìm “thần y núi...
Kỳ 6: Cụ bà U66 thoát khỏi bệnh tiểu đường nhờ lời khuyên… “tìm gặp...
HÌNH ẢNH








Thăm dò bệnh nhân
Thuốc Nam có gây phản ứng phụ?